Hướng dẫn cung cấp chứng từ bồi thường bảo hiểm sức khỏe

HƯỚNG DẪN CHỨNG TỪ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG

1. Giấy yêu cầu bồi thường

  • Điền đầy đủ các thông tin theo mẫu Giấy yêu cầu bồi thường.
  • Ghi rõ chữ ký, họ và tên của Người được bảo hiểm hoặc của Bố/Mẹ nếu Người được bảo hiểm dưới 18 tuổi.

2. Chứng từ y tế

Đơn thuốc: theo mẫu hoặc Sổ khám bệnh phải có đủ các thông tin sau:

  • Tên bệnh viện/phòng khám được in sẵn hoặc thể hiện qua con dấu vuông/dấu tròn đóng trên Đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh.
  • Ngày khám/chữa bệnh.
  • Họ và tên, tuổi hoặc ngày tháng năm sinh của người bệnh đồng thời là Người được bảo hiểm.
  • Chẩn đoán bệnh và kết luận của bác sĩ.
  • Bác sỹ khám bệnh: Ký, ghi rõ họ và tên.
  • Đóng dấu của cơ sở y tế (Phải có).

Lưu ý:

  • Theo quy định của Bộ Y tế, nếu bác sĩ sửa đơn thuốc phải ký, ghi rõ họ và tên, ngày bên cạnh chỗ sửa.
  • Trường hợp điều trị tại nước ngoài phải bổ sung passport để kiểm tra thời gian lưu trú tại nước ngoài.
STT DANH MỤC CHỨNG TỪ YÊU CẦU
1.  ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ DO ỐM ĐAU, BỆNH TẬT, THAI SẢN VÀ TAI NẠN
a Cận lâm sàng Là các các xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp XQ, nội soi…) cần có đủ thông tin sau:

–  Tên bệnh viện/phòng khám được in sẵn hoặc thể hiện qua con dấu vuông hoặc dấu tròn đóng trên sổ khám bệnh/phiếu khám.

–  Ngày khám/chữa bệnh;

–  Họ và tên, tuổi hoặc ngày tháng năm sinh của người bệnh đồng thời là Người được bảo hiểm.

–  Phải có chỉ định và kết quả cận lâm sàng kèm theo.

b Vật lý trị liệu châm cứu, xông họng, rửa xoang… –  Chỉ định điều trị của bác sĩ phải được thể hiện trên sổ khám bệnh/đơn thuốc/phiếu theo dõi/phiếu điều trị vật lý – phục hồi chức năng

–  Cần ghi rõ: ngày bắt đầu, kết thúc, số lần điều trị

c Khám thai định kỳ –  Chứng từ khám thai thông thường không bao gồm các xét nghiệm sàng lọc sơ sinh
2. ĐIỀU TRỊ NHA KHOA
Sổ khám/phiếu khám/phiếu điều trị răng với các thông tin sau:

–  Tên bệnh viện/phòng nha được in sẵn hoặc thể hiện qua con dấu vuông hoặc dấu tròn đóng trên sổ khám bệnh/phiếu khám

–  Ngày khám/chữa răng.

–  Họ và tên, tuổi hoặc ngày tháng năm sinh của người bệnh đồng thời là Người được bảo hiểm.

–  Chẩn đoán bệnh lý răng cần điều trị, Kết quả XQ/Panorex hoặc các kết quả xét nghiệm khác phục vụ cho mục đích điều trị răng (răng sâu, răng viêm tủy…)

–  Chi tiết quá trình điều trị răng (lịch trình điều trị tủy răng, chất trám được sử dụng trong trường hợp trám răng, phương pháp điều trị…) (Ví dụ: nhổ răng sâu số 8, hàn răng sâu số 12 bằng amalgam….)

–  Bác sỹ nha khoa: ký, ghi rõ họ và tên

–  Đóng dấu của tên bệnh viện/phòng nha

3. HỒ SƠ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ DO ỐM ĐAU, BỆNH TẬT, THAI SẢN VÀ TAI NẠN
a Điều trị trước khi nhập viện (không áp dụng đối với thai sản) Các kết quả cận lâm sàng (xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp XQ, nội soi…)) thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ trước khi nhập viện. Chứng từ phải ghi rõ thông tin sau:

–  Tên bệnh viện/phòng khám được in sẵn hoặc thể hiện qua con dấu vuông hoặc dấu tròn đóng trên sổ khám bệnh/phiếu khám.

–  Ngày khám/chữa bệnh;

–  Họ và tên, tuổi hoặc ngày tháng năm sinh của người bệnh đồng thời là Người được bảo hiểm.

–  Phải có chỉ định và kết quả cận lâm sàng kèm theo.

Lưu ý: Lưu ý thời gian quy định với các chỉ định trên: thực hiện trong vòng 30 ngày trước khi nhập viện hoặc tùy theo quy định từng hợp đồng.

b Nằm viện * Giấy ra viện trong trường hợp nằm viện không phẫu thuật cần có đầy đủ các thông tin sau:

–  Tên bệnh viện

–  Họ và tên, tuổi hoặc ngày tháng năm sinh của người bệnh đồng thời là Người được bảo hiểm.

–  Thời gian, ngày nhập/ra viện (từ…giờ…ngày…đến …giờ…ngày…)

–  Chẩn đoán bệnh hay kết luận bệnh của bác sĩ (đề nghị bác sĩ ghi rõ tên bệnh, vì triệu chứng chưa thể hiện bệnh lý)

–  Phương pháp điều trị của bác sĩ

–  Ký, ghi rõ họ và tên của bác sĩ điều trị/trưởng khoa/thủ trưởng đơn vị/người có thẩm quyền

–  Đóng dấu bệnh viện.

Lưu ý: Trên giấy ra viện phải có ghi chẩn đoán bệnh (nếu bác sĩ chỉ ghi tình trạng sức khỏe trước thời điểm xuất viện, bệnh nhân lưu ý đề nghị bệnh viện ghi bổ sung ngay thông tin về bệnh/tai nạn được điều trị để tránh việc phải quay lại bệnh viện yêu cầu bổ sung).

* Giấy chứng nhận phẫu thuật (trong trường hợp phẫu thuật/sinh mổ) cần có đầy đủ các thông tin sau:

–  Thông tin bệnh viện

–  Họ và tên, tuổi hoặc ngày tháng năm sinh của người bệnh đồng thời là Người được bảo hiểm.

–  Phương pháp phẫu thuật và điều trị

–  Ký, ghi rõ họ và tên của bác sĩ điều trị/ trưởng khoa/ thủ trưởng đơn vị/ người có thẩm quyền

Đóng dấu bệnh viện.

c Trường hợp chuyển viện Giấy chuyển viện thể hiện rõ tình trạng bệnh lý và lý do chuyển viện.
d Điều trị sau khi xuất viện (không áp dụng đối với thai sản) –  Các giấy tờ liên quan đến Tái khám ngay sau xuất viện cho chi phí tái khám, cận lâm sàng, đơn thuốc

–  Chỉ định tái khám này phải được bác sĩ ghi trên Giấy ra viện/Đơn thuốc sau xuất viện

Lưu ý: Việc điều trị phải được thực hiện trong vòng 30 ngày ngay sau xuất viện, hoặc tùy theo quy định từng hợp đồng

ĐIỀU TRỊ TAI NẠN
  * Biên bản tai nạn/Bản tường trình tai nạn

–  Trường hợp Tai nạn sinh hoạt: cung cấp bản tường trình tai nạn có chữ ký của người bị tai nạn.

–  Trường hợp Tai nạn lao động: cung cấp bản tường trình tai nạn có xác nhận của công ty.

–  Trường hợp Tai nạn giao thông:

·         Cung cấp bản tường trình tai nạn có xác nhận của công ty/chính quyền địa phương. Trường hợp có cảnh sát giao thông lập biên bản, cần cung cấp biên bản tai nạn giao thông.

·         Bản copy giấy phép lái xe, giấy tờ xe và biên bản kết luận nồng độ cồn trong máu trong trường hợp Người được bảo hiểm bị tai nạn khi đang lái xe

Lưu ý: Trường hợp người được bảo hiểm không phải là người điều khiển phương tiện giao thông khi bị tai nạn, cần ghi rõ trong bảng tường trình tai nạn.

* Chứng từ khác:

–  Giấy chứng thương (trường hợp thương tật vĩnh viễn),

–  Giấy chứng tử (trường hợp tử vong)

Giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp tử vong và không có chỉ định Người thụ hưởng trước)

3. Chứng từ tài chính

  • Hóa đơn tài chính sẽ được yêu cầu cho chi phí trên 200.000 VNĐ
  • Biên lai thu tiền khám bệnh/viện phí/Hóa đơn giá trị gia tăng thu phí các dịch vụ y tế cần có các thông tin sau:
  • Thông tin bệnh viện/phòng khám
  • Họ và tên, tuổi hoặc ngày tháng năm sinh của người bệnh đồng thời là Người được bảo hiểm.
  • Số tiền cụ thể từng loại dịch vụ (nếu hóa đơn ghi gộp phải có bảng kê chi tiết đính kèm)
  • Chữ ký người thu tiền và người đóng tiền.
  • Đóng dấu của đơn vị cấp hóa đơn.
  • Hóa đơn điều trị ghi rõ khoản mục điều trị… + Bảng kê chi tiết nếu hóa đơn ghi gộp các loại chi phí.
  • Hóa đơn mua thuốc phải có các thông tin sau:
  • Con dấu nhà thuốc (ghi tên & địa chỉ nhà thuốc)
  • Họ và tên, tuổi hoặc ngày tháng năm sinh của người bệnh đồng thời là Người được bảo hiểm.
  • Liệt kê các loại thuốc & tiền thuốc theo đơn thuốc: ghi đúng số lượng, tên thuốc theo chỉ định bác sĩ, ghi rõ đơn giá, đơn vị tính, % thuế và thành tiền.
  • Chữ ký người bán, người mua (ngoại trừ có dấu bán qua điện thoại, email…)
  • Hóa đơn điện tử được chuyển đổi bởi cơ sở y tế (Dấu hiệu nhận biết: có dòng chũ HÓA ĐƠN ĐƯỢC CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ, có chữ ký của người chuyển đổi, ngày chuyển đổi, dấu cơ sở y tế)

Lưu ý:

  • Ngày mua thuốc có giá trị 05 ngày kể từ ngày kê đơn, hóa đơn có thể ghi sau những ngày này nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày được kê đơn thuốc. Nếu ngày ghi hóa đơn không thuộc giá trị 05 ngày phải nộp kèm hóa đơn bán lẻ/ phiếu thu tạm thời có thể hiện ngày mua thuốc thực tế để đảm bảo tính hợp lệ của hồ sơ.
  • Không chấp nhận mọi hình thức tách nhiều hóa đơn bán lẻ cho một đơn thuốc.

Tổng đài tư vấn bảo hiểm

Xin vui lòng để lại thông tin, iBaoMinh sẽ liên lạc sớm nhất tới bạn!
  • Phòng Kinh doanh Bảo hiểm Bảo Minh
  • VP Sài Gòn: Tầng 2, 217 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3
  • Tư vấn Sài Gòn: 098.698.5050
  • VP Hà Nội: 71 Tô Vĩnh Diện, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Tư vấn Hà Nội: 0966.44.55.44
  • Email: ntbinh@baominh.com.vn
  • Website: https://ibaominh.com







Bài viết liên quan